Kinh tế - HCMIU

NGÀNH KINH TẾ (PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG KINH TẾ)

Mã ngành: 7310101

Chương trình Đào tạo chi tiết xem tại đây

  • Nắm vững các lý thuyết nền tảng giải thích sự vận hành của nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình, và khu vực nhà nước
  • Sử dụng những mô hình cơ bản để đánh giá tác động của các cú sốc trong và ngoài nước đến từng khía cạnh trong nền kinh tế
  • Hiểu rõ ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ và các thỏa thuận đa chính phủ đến các bên hữu quan trong các lĩnh vực khác nhau
  • Thu thập và phân tích dữ liệu để lượng hóa mức độ của những tác động ở trên
  • Xây dựng chiến lược tối ưu cho cá nhân, tổ chức, và quốc gia để ứng phó với các cú sốc, các yếu tố bất định

 

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Phân tích kinh tế vĩ mô
  • Phân tích ngành
  • Khảo sát, nghiên cứu thị trường
  • Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xét dưới góc độ của nhà đầu tư và của quốc gia
  • Ước lượng những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và doanh nghiệp
  • Phân tích các chi phí và lợi ích của các chính sách của chính phủ

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức sau:

  • Các công ty trong và ngoài nước
  • Các tổ chức tài chính
  • Các cơ quan chính quyền
  • Các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo
  • Các tổ chức phi chính phủ

Kiến thức Lý luận Chính trị

Về lý luận chính trị:

  1. Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  2. Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp.
  3. Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.

Về đạo đức, hành vi:

  1. Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
  2. Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt.
  3. Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.
  4. Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.
  5. Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao.

Khả năng ngoại ngữ

  1. Sinh viên trường Đại học Quốc tế khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt đến trình độ tiếng Anh trung – cao cấp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu là 550 TOEFL pBT hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương, cụ thể là: 79 TOEFL iBT, hoặc 6.5 IELTS.
  2. Sinh viên tốt nghiệp phải viết luận văn tốt nghiệp bằng Tiếng Anh và phải bảo vệ thành công trước Hội đồng Khoa học
  3. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc thảo luận với vốn từ tương đối đầy đủ cho mọi tình huống, có kiến thức tương đối tốt về các thành ngữ tiếng Anh, ngữ động từ và từ ngữ thông dụng.
  4. Sinh viên tốt nghiệp nắm vững tất cả các lĩnh vực ngữ pháp tiếng Anh và có thể trình bày dưới dạng luận văn các vấn đề trong đời sống cũng như trong môi trường học thuật.

Khả năng công nghệ thông tin

  1. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn bản, thực hiện tốt các giao dịch điện tử với đối tác, khách hàng.
  2. Sinh viên có khả năng sử dụng các phần mềm để thu thập, tổ chức, và khai phá dữ liệu nhằm hiểu rõ tình hình hoạt động của tổ chức.
  3. Sinh viên có thể sử dụng các công cụ để ước lượng những yếu tố mấu chốt, từ đó ra quyết định, và xây dựng chiến lược.

Kiến thức chuyên môn

  1. Sinh viên nắm vững các lý thuyết nền tảng giải thích sự vận hành của nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình, và khu vực nhà nước.
  2. Sinh viên sử dụng những mô hình cơ bản để đánh giá tác động của các cú sốc trong và ngoài nước đến từng khía cạnh trong nền kinh tế.
  3. Sinh viên hiểu rõ ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ và các thỏa thuận đa chính phủ đến các bên hữu quan trong các lĩnh vực khác nhau.
  4. Sinh viên thu thập và phân tích dữ liệu để lượng hóa mức độ của những tác động ở trên
  5. Sinh viên xây dựng chiến lược tối ưu cho cá nhân, tổ chức, và quốc gia để ứng phó với các cú sốc, các yếu tố bất định

Kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kinh tế học có các kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực như sau:

Kỹ năng phân tích (Analytical) và phản biện (Critical thinking)

  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng hiểu, phân tích và khai thác dữ liệu; sử dụng tốt các kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị tư duy phản biện tốt, từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra cách giải quyết. Sinh viên có thể diễn giải và đánh giá những tình huống phức tạp, xác định vấn đề, áp dụng lý thuyết đã học vào tình huống mơ hồ hoặc các vấn đề  mới chưa có tiền lệ từ đó ra quyết định và ứng dụng trong thực tiễn.

Kỹ năng giao tiếp (Communication) và Làm việc Nhóm (Teamwork)

  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả bằng tiếng Anh trong tất cả các hình thức giao tiếp như văn bản, thuyết trình, tổ chức và chia sẻ thông tin.
  • Sinh viên tốt nghiệp có được kỹ năng của một thành viên nhóm hiệu quả. Những ý kiến hay hành động của sinh viên sẽ hữu ích với những thành viên khác trong nhóm. Sự tham gia của sinh viên mang tính xây dựng. Sinh viên biết học hỏi và tôn trọng những khả năng và đóng góp của đồng nghiệp. Sinh viên sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi và hành động của mình.

Khả năng tự đào tạo (Continuing Self-Development) và Nhận thức triển vọng (Perspective)

  • Mỗi sinh viên luôn được khuyến khích xây dựng thái độ và hành vi tự học phù hợp.
  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự đào tạo, tự trau dồi kiến thức hoặc thông qua các cơ sở đào tạo, tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp. Sinh viên có thể sử dụng các tài liệu và nguồn lực để tham khảo, biết cách đặt ra những câu hỏi hiệu quả và thích hợp.
  • Sinh viên có thể lĩnh hội, mô tả, giải thích những yếu tố liên quan đến các khía cạnh trong nền kinh tế và đánh giá sự ảnh hưởng đến họat động của tổ chức.

Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

  • Sinh viên tốt nghiệp với bằng cử nhân có khả năng nhận biết, hiểu và đánh giá các vấn đề và tình huống có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho tổ chức.

Sinh viên tốt nghiệp nhận ra được những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp trong nhiều bối cảnh khác nhau trong và ngoài nước, từ đó có nhiều giải pháp đa dạng và đưa ra được lựa chọn hợp lý cho vấn đề đó.

STT

Nội dung chương trình

MSMH

Tín chỉ

Tổng cộng

Lý thuyết

Thực hành/ Thí nghiệm

Khác (nếu có)

1

Kiến thức giáo dục đại cương

 

53

   

1.1

Các môn lý luận chính trị

 

11

   

Triết học Mac-Lenin

PE015IU

3

   

Kinh tế chính trị Mac-Lenin

PE016IU

2

   

Tư tưởng Hồ Chí Minh

PE017IU

2

   

Chủ nghĩa xã hội khoa học

PE018IU

2

   

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

PE019IU

2

   

1.2

Khoa học xã hội

 

9

   

Bắt buộc

 

6

   

Kinh tế vĩ mô

BA119IU

3

   

Kinh tế vi mô

BA117IU

3

   

Tự chọn: Chọn 1 trong 2 môn

 

3

   

Xã hội học

BA197IU

3

   

Tâm lý học

BA118IU

3

   

1.3

Nhân văn – nghệ thuật

 

9

   

Bắt buộc

 

6

   

Pháp luật đại cương

PE021IU

3

   

Tư duy phản biện

PE008IU

3

   

Tự chọn

 

3

   

Địa lý kinh tế thế giới

PE007IU

3

   

Lịch sử và văn hóa Việt Nam

PE010IU

3

   

1.4

Ngoại ngữ

 

8

   

Tiếng anh chuyên ngành 1

EN007IU

4

   

Tiếng anh chuyên ngành 2

EN008IU

4

   

1.5

Toán/ Tin học/ KHTN/ Môi trường

 

10

   
 

Toán trong Kinh doanh

BA282IU

4

   
 

Thống kê trong kinh doanh

BA080IU

3

   
 

Tin học quản lý

BA120IU

3

   

1.6

Giáo dục thể chất

     

Giáo dục thể chất 1

PT001IU

    

Giáo dục thể chất 2

PT002IU

    

1.7

Giáo dục quốc phòng

 

4 tuần

   

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

     

2.1

Kiến thức cơ sở ngành

 

27

   
 

Thảo luận chuyên đề 1

BA256IU

3

   
 

Đạo đức kinh doanh

BA020IU

3

   
 

Luật Doanh nghiệp

BA081IU

3

   
 

Kế toán tài chính

BA005IU

3

   
 

Quản trị tài chính đại cương

BA016IU

3

   
 

Nguyên lý tiếp thị

BA003IU

3

   
 

Kinh tế quốc tế

BA068IU

3

   
 

Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế

EFA209IU

3

   
 

Tự chọn: Chọn 1 trong 4 môn

 

3

   
 

Quản trị tài chính quốc tế

BA051IU

3

   
 

Quản trị công ty

BA054IU

3

   
 

Quản trị kinh doanh đại cương

BA115IU

3

   
 

Hành vi tổ chức

BA130IU

3

   

2.2 

Kiến thức ngành chính

     

 2.2.1

Bắt buộc

 

 35

   
 

Kinh tế Vi mô 2

EFA201IU

3

   
 

Kinh tế Vĩ mô 2

EFA202IU

3

   

Nhập môn Kinh tế lượng

EFA203IU

3

   

Kinh tế lượng chuỗi thời gian

EFA204IU

3

   

Kinh tế môi trường

EFA206IU

3

   

Kinh tế phát triển

EFA207IU

3

   

Kinh tế lao động

EFA208IU

3

   

Cơ sở lập trình với ứng dụng trong kinh tế

IT149IU

3

   

Nền tảng học máy với ứng dụng trong kinh tế

IT162IU

3

   

Trực quan hoá và khoa học dữ liệu với ứng dụng trong kinh tế

IT138IU

3

   

Nguyên lý quản trị cơ sở dữ liệu với ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

IT079IU

3

   

Thảo luận chuyên đề ngành kinh tế học

EFA230IU

2

   

2.2.2

Tự chọn

 

6

   

Kinh tế học thực nghiệm

EFA210IU

3

   

Kinh tế học hành vi

EFA211IU

3

   

Lý thuyết trò chơi và chiến lược doanh nghiệp

EFA212IU

3

   

Kinh tế học tài chính

EFA213IU

3

   

Kinh tế lượng số liệu bảng

EFA205IU

3

   

Phân tích dữ liệu marketing

EFA214IU

3

   

Thực tập tốt nghiệp

EFA231IU

3

   

Luận văn tốt nghiệp

EFA232IU

12

   

2.3

Tổng cộng kiến thức toàn khóa

 

130

   

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

Phương thức 1

Thi THPT

Phương thức 2

Ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐHQG

Phương thức 3

Xét tuyển thẳng theo quy định của bộ GD & ĐT

Phương thức 4

Thi ĐGNL của Đại học QG TP. HCM

Phương thức 5

Xét tuyển dành cho chương trình IU cấp bằng

Phương thức 6

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (dành cho các chương trình liên kết)

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN

SINH VIÊN - HỌC VIÊN TIÊU BIỂU

ĐỐI TÁC DOANH NGHIỆP

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ