Hội thảo The Future of Work: Case Studies of Digital Tranformation in Asia - HCMIU

Hội thảo The Future of Work: Case Studies of Digital Tranformation in Asia

Tiếp nối chuỗi Hội thảo về chủ đề “AI trong nghiên cứu và ứng dụng”, seminar thứ 4 mang tên The Future of Work: Case Studies of Digital Tranformation in Asia (tạm dịch: “Công việc trong tương lai: Các bài học tình huống về chuyển đổi số tại Châu Á”) đã được trường ĐHQT tổ chức vào chiều ngày 26/5/2022.  

Buổi hội thảo The Future of Work: Case Studies of Digital Tranformation in Asia với phần trình bày hấp dẫn của PGS.TS. Felix Tan, đến từ trường Đại học Kinh tế – Đại học New South Wales (UNSW)

Diễn giả của hội thảo lần thứ tư này là PGS.TS. Felix Tan, đến từ trường Đại học Kinh tế – Đại học New South Wales (UNSW), nơi có khoa Hệ thống Thông tin Kinh doanh đứng đầu nước Úc. Bản thân PGS.TS. Felix Tan cũng có những thành tích vô cùng nổi bật trong lĩnh vực Hệ thống Thông tin khi ông là nhà sáng lập Phòng thực nghiệm nghiên cứu kinh doanh về UNOVA và Châu Á tại UNSW, đồng thời được vinh danh là TOP các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh doanh, Kinh tế và Quản lý tại Tạp chí Nghiên cứu thường niên của Úc năm 2021.

Tại Hội thảo, PGS.TS. Felix Tan cho biết hiện nay các trường đại học, giáo sư và báo chí phương Tây vẫn còn thiếu nhận thức về bối cảnh kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Vì vậy, trách nhiệm chung của mọi người là tìm cách chia sẻ những câu chuyện thành công về kinh doanh công nghệ và chuyển đổi số tại Việt Nam ra thế giới. Làm được việc này thì chúng ta sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư và cam kết từ nước ngoài, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở thế giới. Đây là một mục tiêu quan trọng mà ông cùng UNSW mong sẽ đạt được thông qua việc hợp tác với IU.

PGS.TS. Felix Tan trình bày những nội dung liên quan tới câu chuyện chuyển đổi số trong thời đại hôm nay và cả tương lai

Ngoài ra, PGS.TS. Felix Tan còn mong muốn trong tương lai có một môi trường chung có thể cùng nhau chia sẻ những kiến thức mới nhất và ý nghĩa của chúng. PGS.TS. Felix Tan cũng kỳ vọng UNSW và IU có thể học tập lẫn nhau, từ đó phát triển sản phẩm và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho những vấn đề trong xã hội nhằm phục vụ cộng đồng. “Chúng tôi mong đc hợp tác với IU để có thể chia sẻ kiến thức và công nghệ của mình thông qua môi trường này.” – ông Tan nói.

PGS TS Felix Tan cũng nhấn mạnh những định nghĩa về các bài học tình huống, điểm nổi bật trong các nghiên cứu của ông. Theo ông, các bài học tình huống thường là các báo cáo về một hiện tượng, một dự án, hay một đề xuất của một công ty được viết ra hoặc viết lại cho dễ hiểu hơn khi hiện tượng, dự án và đề xuất đó không rõ ràng. Ông Tan nhấn mạnh: “Bài học tình huống là một trong rất nhiều phương pháp nghiên cứu. Nhưng chúng tôi chọn case study để giúp cộng đồng hiểu các khái niệm kỹ thuật dễ dàng hơn. Ví dụ như khi nói về AI, blockchain, machine learning thì các GS, TS sẽ giải thích theo ý hiểu của họ, các doanh nghiệp sẽ hiểu theo cách khác. Vì vậy, case study là phương pháp thu thập những dữ liệu này, tổng hợp chúng và viết lại chúng sao cho mọi người đều có thể hiểu được.”

Chủ đề chính mà ông Tan khai thác là Chuyển đổi số ở Châu Á. Tại sao lại đặt tên Hội thảo là “The Future of Work”? Công việc, vui chơi và cả cuộc sống giao tiếp xã hội hiện nay bị chi phối rất nhiều bởi công nghệ. Trung bình 1 người dành hơn 5 tiếng mỗi ngày dùng điện thoại. Vì vậy mà tương lai của việc làm và việc chơi đã thay đổi rất nhiều và sự thay đổi này đã bị đẩy nhanh hơn vì dịch bệnh vừa qua. Trước khi dịch bênh xảy ra, chẳng mấy người biết Zoom và Team. Nhưng rõ ràng rất nhiều ứng dựng công nghệ đã ra đời để hỗ trợ chúng ta khi làm việc và đó chính là tương lai của công việc – “The Future of Work”.

Hội thảo đặt ra những câu hỏi và những vấn đề thách thức của thời đại Internet và công nghệ, đặc biệt là câu chuyện về AI đã thu hút được sự quan tâm lớn của sinh viên trường ĐHQT

Vậy thế nào là chuyển đổi số? Một trong những đặc điểm chính của chuyển đổi số chính là sự thay đổi, có thể theo hướng tốt lên hoặc xấu đi, bởi công nghệ luôn có hai mặt: tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ như Facebook là công cụ kết nối mọi người nhưng nó có thể trở thành nền tảng cho tin giả hoặc quảng cáo giả dối. Nhưng chắc chắn những ảnh hưởng tiêu cực này không nằm trong dự định ban đầu của người sáng lập Facebook. Vì vậy với tư cách là người dùng, chúng ta có trách nhiệm xem xét cả hai mặt lợi và hại của công nghệ, hiểu được hậu quả và tìm ra hướng giải quyết cho tương lai.

Ngoài việc tập trung vào case study, PGS.TS của UNSW còn nhìn vào các nền tảng đa diện (multisided platform) như Gojek, Grab, E-bay,…là các nền tảng kết nối người bán và người mua (đôi khi còn có sự can thiệp của chính phủ) và được vận hành bởi công nghệ. “Ví dụ như bước vào trụ sở Shopee bạn sẽ thấy hàng nghìn lập trình viên ngồi cạnh nhau, vận hàng và duy trì nền tảng này” – PGS.TS. Felix Tan chia sẻ tại buổi Hội thảo.

Nói về tương lai, PGS.TS. Felix Tan cho biết sẽ có một sự bùng nổ của các nội dung sáng tạo. Đã có rất nhiều cuộc cách mạng trong mảng này, ví dụ như ở Hàn Quốc, các nhân vật nổi tiếng trên mạng được nhóm lại với nhau và huấn luyện trở thành người nổi tiếng. Một điểm đặc biệt nữa là Hàn Quốc có thể đưa bản sắc văn hóa của họ vào các văn hóa phẩm, vốn là điều rất khó. Để làm được điều này là cả hệ sinh thái đằng sau nó, bao gồm các công ty chủ quản, đại lý trung gian, người đại diện và chính phủ.

Hội thảo cũng chia sẻ thông tin về việc tiếp nhận công nghệ mới có thể đem lại những kết quả tiêu cực trái với dự tính ban đầu. Thứ hai là một nền tảng công nghệ mới muốn thâm nhập thị trường nước ngoài thì cần hiểu rõ các tập tục địa phương và tuyệt đối không đem nguyên mẫu nước mình vào nước bạn. Một ví dụ trực quan nhất là Uber bị Grab đánh bật khỏi thị trường Việt Nam do không xây dựng các tính năng theo đặc tính người Việt hay Gojek vô cùng thành công ở Indonesia vì họ đưa được tính chất địa phương vào trong sản phẩm của mình. Từ đó họ giữ chân được một lượng người dùng trung thành và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Thứ ba là hãy tận dụng các bên trung gian. Những người trung gian này có rất nhiều mối quan hệ địa phương, họ hiểu rõ nơi mình sống vì vậy hãy ủng hộ và kéo họ về phe mình. Cuối cùng là hãy xây dựng nền tảng của mình dựa trên nhu cầu của người dùng.

PGS.TS. Felix Tan đã khẳng định: “Mỗi chúng ta hãy viết nên câu chuyện của riêng mình. Hãy làm việc với các giảng viên, giáo sư hay thậm chí bạn bè của bạn để kể về các công ty khởi nghiệp công nghệ và các cải tiến kỹ thuật ở Việt Nam. Cùng lúc đó, hãy liên tục chau truốt và chia sẻ ý tưởng của mình.”

Ngoài ra, Giảng viên của UNSW còn mang đến một tin vui vào cuối buổi Hội thảo. Tháng 9 tới, UNSW sẽ tổ chức một sự kiện hữu hảo với IU, ông sẽ quay lại IU và nói rõ hơn về công việc trong tương lai, các xu hướng hiện hành, những điều cần làm khi là một nhà khởi nghiệp trẻ tuổi, cách tìm kiếm các cơ hội và đâu là thách thức.

TS. Trần Thị Ngọc Diệp – Trưởng Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ trường ĐHQT – gửi thư cám ơn của nhà trường đến diễn giả của Hội thảo PGS.TS. Felix Tan

PGS.TS. Tan cũng dành thời gian khuyến khích các bạn sinh viên năm 2, năm 3 của IU bắt đầu tìm dự án hoặc tự phát triển dự án để làm, dù chỉ ở cấp trường hay địa phương. Các kỹ năng học thuật khác sẽ không thu hút nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm chạy dự án của các bạn. Ông Tan cũng tỏ rõ sự vui mừng và ủng hộ khi được biết đến cuộc thi ‘IU Startup Demo Day” vừa được tổ chức.

Chuỗi hội thảo “AI trong nghiên cứu và ứng dụng” được tổ chức nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức bổ ích về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Và họ đang giải quyết vấn đề gì? Nếu muốn nền tảng của mình trở nên thành công, bạn cần tìm ra và giải quyết được những vấn đề cơ bản mà 1 người đang gặp – đây gọi là phương pháp “thiết kế lấy người dung làm trọng tâm” (user-centric design). Một trong những vấn để rất lớn mà ASEAN đang đối mặt là sự ngần ngại tham gia vào các mạng lưới tài chính (lack of financial participation). Ví dụ như tôi sỉnh ra ở Singapore và sống ở Úc 31 năm nên tôi hiểu tầm quan trọng của tài khoản ngân hàng. Tôi gửi tiền, vay tiền và đầu tư đều từ tài khoản ngân hàng, đây chính là hình thức “thể chế hóa ngân hàng” (institutionalized banking). Rất nhiều người dân vùng nông thôn Đông Nam Á (ĐNA) không quen với “thể chế hóa ngân hàng” (institutionalized banking), nghĩa là họ không tham gia vào hệ sinh thái tài chính của đất nước và vì vậy họ không được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm từ hệ thống trên, mà thay vào đó, họ tự có 1 mô hình tài chính riêng trong cộng đồng. Ví dụ như là “mô hình tiết kiệm nhỏ lẻ” (microsaving model) hoặc làm việc với người cho vay (middlemen). Các mô hình trên gọi là hình thức “ngân hàng vô thể chế” (non- institutionalized banking) và khiến rất nhiều người trưởng thành ở ĐNA không có tài khoản ngân hàng riêng. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy như phụ nữ phụ thuộc vào sức lao động thuần túy của đàn ông khiến chế độ phụ quyền thống trị. 

Vậy thì sự đi lên của 1 số công ty thương mại điện tử đã tạo nên sự thay đổi nào cho những vấn nạn nêu trên? Sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử phi tốc mã trong suốt 10 năm qua ở Châu Á. Ví dụ như thuật ngữ “O2O” (online to offline và offline to online) nghĩa là đồ bạn mua online thì chất lượng có khi còn tốt ngang hoặc tốt hơn cả đồ bạn mua trực tiếp bên ngoài. Tốc độ nhận hàng cũng nhanh hơn và thậm chí sàn online còn có những KOL hướng dẫn hay khuyên bạn nên mua cái gì bằng hình thức live streaming. Tất cả những hình thái này gọi là “Hệ thống bán lẻ kiểu mới” (New Retail). Các công ty công nghệ đang đầu tư rất mạnh vào mảng này. Ví dụ như các nhân vật bán hàng trực tuyến được thuê và trả lương như 1 nhân viên toàn thời gian để bán 1 mặt hàng cụ thể cho 1 nhóm khách hàng cụ thể. Và vì vậy các Tiktoker, Youtuber 1 ngày nào đó có thể sẽ nhận được điện thoại từ 1 agency và được thuê để bán hàng. Ngoài ra, công nghệ giúp giảm thiểu chi phí vận hành, giảm giá thuê mặt bằng, xăng xe và kích cầu mua sắm cao hơn bằng hình thức “mua mở rộng/mua lan tỏa” (Network buying), nghĩa là đã mua là mua 1 nhóm đồ đi cùng nhau.

Các sàn thương mại điện tử chi phối nền kinh doanh và vốn đầu tư vào nền tài chính công nghệ nhưng các sàn thương mại này lại sống nhờ thẻ tín dụng/ví điện tử. Chúng vận hành được là nhờ nhu cầu của người dùng trong việc chuyển tiền online. Ví dụ như ở Indonesia, những công ty về thẻ tín dụng và ví điện tử còn có tầm ảnh hưởng lớn hơn cả sàn thương mại điện tử. Chúng thực sự giúp ích những người ở tầng lớp dưới, những người hành nghề tự do, không có hợp đồng lao động chính thống. Những hình thức thanh toán trên tạo ra cách kết nối và trả lương cho những người này kể cả khi họ không có tài khoản ngân hàng. Nhờ vậy mà thay đổi những định kiến xã hội, giúp phụ nữ giao dịch tiền trên mạng hay phá vỡ các phương tức truyền thống mà các công ty phục vụ khách hàng; đồng thời thay đổi khái niệm về tiền bạc khi không mấy ai dùng tiền mặt hay ví nữa.

PGS.TS. Felix Tan – UNSW

TIN NỔI BẬT

DANH SÁCH TRÚNG TUYỂN

Phương thức 01

Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023

Phương thức 03

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng

Phương thức 05

Xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế hoặc tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài

DANH SÁCH HỌC BỔNG

Phương thức 01

Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023

Phương thức 03

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng

Phương thức 05

Xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế hoặc tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài

BÁO CHÍ VIẾT GÌ VỀ CHÚNG TÔI

CỰU SINH VIÊN NÓI GÌ VỀ TRƯỜNG

Tính đến tháng 10.2022, trường Đại học Quốc tế đã có 15 khóa tốt nghiệp bậc Đại học với 7108 cử nhân và kỹ sư, 11 khóa tốt nghiệp bậc Sau Đại học với 900 Thạc sĩ, Tiến sĩ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ